Học Viện Giao Lưu Quốc Tế Tokyo cơ sở Ikebukuro

Tuyển sinh (dành cho học viên dạng visa Du học)

Để đăng ký nhập học vào Học viện giao lưu quốc tế Tokyo Ikebukuro, xin vui lòng trực tiếp tới trường hoặc thông qua các công ty tư vấn du học để liên lạc tới văn phòng trường.

Về các câu hỏi liên quan đến trường hoặc liên quan đến hồ sơ ứng tuyển, xin vui lòng gửi email trực tiếp hoặc liên lạc qua Skype cho trường hoặc có thể hỏi thêm thông tin từ các công ty tư vấn du học trong nước có liên kết với trường.

Visa du học từ khi nộp đơn đến khi nhận được Giấy xác nhận tư cách lưu trú phải mất vài tháng.

Ngoài ra, trong quá trình xét hồ sơ, có thể phát sinh việc bổ sung hay sửa đổi nên vui lòng chuẩn bị hồ sơ sớm trước hạn nộp (chúng tôi sẽ ngừng tuyển sinh khi đã đủ chỉ tiêu).

Xin hãy tham khảo đường dẫn dưới đây để biết thêm về trình tự từ khi nộp hồ sơ đến khi nhập học

Quy trình nhập học

 

Đối tượng tuyển sinh: du học sinh

—————————————————————————————————————————————–

  1. Nhập học tháng 4: khóa học 2 năm
  2. Nhập học tháng 10: khóa học 1 năm 6 tháng

Điều kiện xét tuyển

—————————————————————————————————————————————-

Người đã hoặc sẽ tốt nghiệp THPT trở lên, có sức khỏe, có nguyện vọng học tiếp lên tại Nhật.

Địa điểm trường

—————————————————————————————————————————————

3-19-7 Minamiotsuka, Toshima-ku, Tokyo 170-0005 Japan

Cách thức xét tuyển

—————————————————————————————————————————————

Kiểm tra hồ sơ, phỏng vấn

Phí xử lý hồ sơ

—————————————————————————————————————————————-

30,000 yên

Chi phí du học

—————————————————————————————————————————————-

(Xin hãy thanh toán các chi phí dưới đây sau khi nhận được giấy chứng nhận tư cách lưu trú)

 

NĂM ĐẦU TIÊN
Phí nhập học Học phí

(1 năm)

Phí giáo trình

(1 năm)

Phí trang thiết bị (1 năm) Tổng cộng

(yên)

54,000 641,000 22,000 33,000 750,000

 

NĂM THỨ HAI
  Nhập học kỳ tháng 4 Nhập học kỳ tháng 10
Học phí 641,000 320,500
Phí giáo trình 22,000 11,000
Phí trang thiết bị 33,000 16,500
Tổng cộng (yên) 696,000 348,000

Các khoản phí khác:

  1. 1. Phí dự thi JLPT (1 lần): 7,500 yên

Trong thời gian học tiếng tại TIEC Ikebukuro, học sinh được yêu cầu dự thi JLPT 1 lần. Xin hãy thanh toán khoản phí dự thi cho 1 lần là 7,500 yên trước khi nhập cảnh.

※Trường hợp đậu N2 (hoặc cao hơn) trước khi tới Nhật thì học sinh không cần thanh toán khoản phí này.

 

  1. 2. Phí bảo hiểm

Nhằm đảm bảo tất cả các học sinh của trường có cuộc sống du học an toàn, từ tháng 4 năm 2022 du học sinh sẽ được yêu cầu tham gia bảo hiểm của Hiệp hội trường tiếng Nhật. Nếu có bệnh hay tai nạn đột xuất, bảo hiểm này sẽ trả cho phần tự phí 30% mà Bảo hiểm quốc dân không chi trả.

 

Năm đầu

(thanh toán trước khi tới Nhật)

Năm thứ hai
Nhập học tháng 4 Nhập học tháng 10
Phí bảo hiểm

(yên)

10,000 10,000 5,800

 

Giấy tờ cần thiết liên quan đến người nộp hồ sơ

      • Đơn xin nhập học (theo mẫu của trường)
      • Sơ yếu lý lịch (theo mẫu của trường )
      • 8 ảnh chân dung (dài 4cm x rộng 3cm, chính diện, chụp trong vòng 3 tháng, không có phối cảnh, không đội mũ. Không dùng hình có qua chỉnh sửa)
      • Bằng tốt nghiệp (Bản gốc bằng tốt nghiệp cấp học cuối cùng. Không chấp nhận bản sao. Trường hợp chưa tốt nghiệp PTTH thì cần có giấy chứng nhận sắp tốt nghiệp)
      • Giấy chứng nhận học tiếng Nhật (chứng nhận trình độ tiếng Nhật N5 trở lên. Hoặc giấy chứng nhận đã học trên 150 giờ tiếng Nhật. Trường hợp đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng thì không cần mục này)
      • Bản sao hộ chiếu (tất cả các trang)

    Hồ sơ cần thiết

Giấy tờ cần thiết liên quan đến người bảo lãnh tài chính

(A: Người bảo lãnh là cha mẹ, họ hàng đang sống trong nước hoặc ở nước khác không phải Nhật)

    • Giấy chứng nhận bảo lãnh nhân thân (theo mẫu của trường)
    • Giấy cam kết bảo lãnh tài chính (theo mẫu của trường)
    • Giấy chứng minh quan hệ giữa người nộp đơn và người bảo lãnh
    • Giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng (tốt nhất là tài khoản tiền tệ nội địa, số dư tương đương hơn 300 vạn yên)
    • Giấy chứng nhận công việc (có ghi rõ công việc hiện tại, ngày tháng bắt đầu công việc)
    • Chứng minh thu nhập (chi tiết thu nhập của năm trước, có thông tin thuế)
    • Giấy phép đăng ký kinh doanh (trường hợp kinh doanh cá thể)
    • Giấy chứng nhận nộp thuế (trường hợp kinh doanh cá thể)
    • Tài liệu chứng minh quá trình hình thành số dư ngân hàng (bản sao sổ ngân hàng của năm trước, xác nhận chuyển giao bất động sản,..)

(B: Trường hợp người bảo lãnh là họ hàng đang sống tại Nhật)

    • Giấy chứng nhận bảo lãnh nhân thân (theo mẫu của trường)
    • Giấy cam kết bảo lãnh tài chính (theo mẫu của trường)
    • Chứng nhận thường trú (jyumin hyo) (có tên tất cả các thành viên trong gia đình, nếu không phải người Nhật thì cần có thêm bản sao thẻ lưu trú)
    • Giấy chứng nhận công việc
      • Trường hợp người bảo lãnh có công ty riêng thì cần có bản gốc giấy đăng ký tư cách pháp nhân    (houjin toukibo)
      •  Trường hợp kinh doanh cá thể thì cần có bản sao báo cáo thuế (kakutei shinkoku sho)
    • Giấy chứng nhận nộp thuế thị dân có ghi tổng thu nhập cả năm (nenkan soushyunyu) hoặc chứng nhận nộp thuế thu nhập (shotoku zei no nouzei shoumeisho) của năm trước
    • Chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng
    • Giấy chứng minh quan hệ với người nộp hồ sơ
    • Tài liệu chứng minh quá trình tích lũy tài sản (bản sao sổ ngân hàng của năm trước, chứng minh chuyển giao bất động sản,..)

Các mục cần lưu ý khi điền hồ sơ

1.Sơ yếu lý lịch

  • Nơi sinh [出生地]: ghi đến đơn vị hành chính là tỉnh/thành
  • Địa chỉ tại bản quốc [本国住所]và các mục khác liên quan đến địa chỉ: cần thống nhất ghi địa chỉ đến số khu nhà
  • Địa chỉ trường trong phần lý lịch học tập [学歴]: ghi rõ địa chỉ trường đến số khu nhà.
  • Số năm học tiếng Nhật: cần thống nhất với giấy chứng nhận học tiếng (ghi số giờ học)
  • Lý lịch học tiếng Nhật: ghi thông tin tất cả các trường đã học từ trước tới giờ và nộp giấy chứng nhận học tập của tất cả các trường đó
  • Phần kinh nghiệm làm việc và lý lịch sống ở Nhật: ghi tất cả các thông tin trong quá khứ. Nếu không đủ giấy thì có thể ghi ra tờ giấy riêng
  • Phần lý do du học, trình bày tất cả các ý sau:
      • Mục đích sang Nhật: đã học gì để chuẩn bị cho việc đi du học Nhật, tại sao lại muốn đi du học tại Nhật, mối liên quan với những gì đã học được cho đến nay.
      • Sự cần thiết của việc đi du học Nhật: bạn muốn học chuyên ngành gì tại Nhật. Lợi ích của việc học tại Nhật?
      • Sự bảo đảm về tài chính: sự bảo đảm về khả năng tài chính để yên tâm theo học tại Nhật.
      • Kế hoạch sau khi sang Nhật: kế hoạch sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ, sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trường chuyên môn tại Nhật.
      • Sự tán thành của gia đình.
      • Tuân thủ pháp luật: sau khi sang Nhật sẽ chấp hành đúng luật pháp của Nhật và quy định của nhà trường.
  • Thời gian học tập dự kiến: Khóa tháng 4: từ tháng 4 năm hiện tại đến tháng 3 năm sau nữa
    Khóa tháng 10: tính từ tháng 10 năm hiện tại đến tháng 3 năm sau nữa
  • Cần ghi rõ tên trường 「希望先学校名」, tên khoa「希望学科」 dự kiến học tập

2. Giấy cam kết bảo lãnh tài chính

(Giấy này phải do người bảo lãnh trực tiếp viết và ký tên)

  • Cần ghi mối quan hệ nhân thân với người nộp đơn, giải thích cụ thể lý do tại sao lại chấp nhận bảo lãnh. Ngoài ra, cũng cần ghi rõ về việc chịu trách nhiệm và khả năng chi trả tất cả các chi phí trong thời gian người nộp đơn du học tại Nhật (trường hợp người bảo lãnh không phải là cha mẹ của người làm đơn cần giải thích rõ tại sao cha mẹ lại không bảo lãnh. Trường hợp người bảo lãnh là ông, bà, họ hàng, người quen…càng phải giải thích lý do chi tiết.
  • Hãy ghi tiền sinh hoạt phí 1 tháng khoảng 80.000 yên (trường hợp sống cùng 1 nhà với ai đó thì có thể khác)
  • Phương pháp chi trả: sau khi nhận được chấp nhận tư cách lưu trú từ Cục nhập cảnh Nhật Bản, sẽ chuyển khoản tiền học phí, phí nhập học… vào tài khoản ngân hàng theo chỉ định của trường. Ngoài ra cũng cần ghi rõ sau đó sẽ gửi sinh hoạt phí định kỳ cho người nộp hồ sơ theo phương cách nào.

3. Các lưu ý khác

  • Tất cả các loại giấy tờ nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh phải được phát hành trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ
  • Các giấy tờ không phải tiếng Nhật thì cần kèm theo bản dịch tiếng Nhật có đánh máy.
  • Các giấy tờ sau khi nộp sẽ không được trả lại (trừ bản gốc bằng tốt nghiệp, bảng điểm)
  • Sau khi Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú, xin hãy thanh toán học phí cho trường. Trường hợp hủy nhập học sau khi thanh toán, chúng tôi sẽ hoàn lại số tiền đã thanh toán trừ phí xét hồ sơ (30,000 yên), phí nhập học (54,000 yên), phí xử lý hoàn tiền (3,000 yên), phí chuyển khoản (7,500 yên)
  • Bản sao sổ ngân hàng và các bản sao khác phải rõ ràng, có dấu công chứng nằm ở phần trống trên giấy. Trên bản sao phải có các thông tin như ngày giờ sao chép , tên của người sao chép và mối quan hệ giữa người sao chép với người nộp đơn.
  • Tất cả các mục ghi trên giấy tờ nộp đi cần phải thống nhất với các tài liệu khác. Trường hợp thông tin không thống nhất cần phải có giấy giải thích kèm theo.
  • Các giấy tờ chứng nhận các loại cần phải ghi rõ ngày phát hành, tên cơ quan phát hành, tên (chữ ký), chức vụ của người phát hành và địa chỉ, số điện thoại, số fax của cơ quan phát hành. (trường hợp không ghi các thông tin trên thì cần có giấy giải thích đính kèm)
  • Lý lịch giao dịch ngân hàng là nhằm mục đích chứng minh tính xác thực của giấy xác nhận công việc cũng như giấy chứng nhận thu nhập của người bảo lãnh, cho nên cần kiểm tra kỹ xem có chỗ nào bị mâu thuẫn không. Trường hợp số tiền gửi vào ngân hàng nhiều hơn mức thu nhập hàng tháng ghi trong giấy chứng nhận thu nhập thì cần có bản giải trình kèm theo.
  • Trường hợp công ty nơi người bảo lãnh đang làm việc hay trường học mà học sinh đã tốt nghiệp có tờ giới thiệu, website, hay có tên trên danh bạ điện thoại… thì photo trang có thông tin đó và đính kèm vào hồ sơ.
  • Tất cả các loại giấy tờ có dấu hiệu sửa chữa hay tẩy xóa đều không được chấp nhận.